Trương Khánh Lê

Trương Khánh Lê
Chức vụ
Nhiệm kỳ14 tháng 3 năm 2018 – 14 tháng 3 năm 2023
5 năm, 0 ngày
Tiền nhiệmĐỗ Thanh Lâm
Kế nhiệmThạch Thái Phong
Chủ tịchUông Dương
Nhiệm kỳ11 tháng 3 năm 2013 – 14 tháng 3 năm 2018
5 năm, 3 ngày
Tiền nhiệmTiền Vận Lục
Kế nhiệmHạ Bảo Long
Chủ tịchDu Chính Thanh
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc
Nhiệm kỳ28 tháng 8 năm 2011 – 20 tháng 3 năm 2013
1 năm, 204 ngày
Tiền nhiệmTrương Vân Xuyên
Kế nhiệmChu Bản Thuận
Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng
Nhiệm kỳ27 tháng 11 năm 2005 – 25 tháng 8 năm 2011
5 năm, 271 ngày
Tiền nhiệmDương Truyền Đường
Kế nhiệmTrần Toàn Quốc
Thông tin chung
Sinhtháng 1, 1951 (73 tuổi)
huyện Đông Bình, tỉnh Sơn Đông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc

Trương Khánh Lê (tiếng Trung: 张庆黎; sinh tháng 1 năm 1951) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Toàn quốc Chính hiệp khóa XIII nhiệm kỳ 2018 đến năm 2023.

Trương Khánh Lê từng là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XII nhiệm kỳ 2013 đến năm 2018.[1] Trước khi về trung ương công tác, Trương Khánh Lê đảm nhiệm Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc và Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng.

Tiểu sử

Thân thế

Trương Khánh Lê là người Hán sinh tháng 1 năm 1951, người Đông Bình, tỉnh Sơn Đông.

Giáo dục

Tháng 8 năm 1980 đến tháng 2 năm 1981, Trương Khánh Lê học tập tại Đại học Nông nghiệp Bắc Kinh.[2]

Tháng 9 năm 1995 đến tháng 12 năm 1997, ông theo học tại chức chuyên ngành quản lý kinh tế tại Trường Đảng Tỉnh ủy Sơn Đông.[2]

Tháng 10 năm 1999 đến tháng 7 năm 2001, ông theo học lớp nâng cao chương trình học nghiên cứu sinh chuyên ngành quản lý kinh tế nông nghiệp tại Đại học Thạch Hà Tử.[2]

Sự nghiệp

Tháng 1 năm 1971, Trương Khánh Lê tham gia công tác làm công nhân nhà máy phân bón hóa học Đông Bình tỉnh Sơn Đông và từng đảm nhiệm Bí thư Chi bộ Đảng kiêm Chủ nhiệm phân xưởng, Phó Bí thư Đảng ủy nhà máy.[2] Tháng 2 năm 1973, Trương Khánh Lê gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tháng 4 năm 1976, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy Đông Bình kiêm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Giao thông công nghiệp huyện Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Sau 6 tháng, tháng 11 năm 1976, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Huyện ủy Đông Bình.

Tháng 1 năm 1979, ông được điều lên công tác tại Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc. Tháng 1 năm 1983, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Thanh niên công nông Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc.

Tháng 3 năm 1986, Trương Khánh Lê được luân chuyển làm Phó Thị trưởng Chính phủ nhân dân thành phố Đông Dinh, tỉnh Sơn Đông. Tháng 7 năm 1986, ông được bổ nhiệm giữ chức Tổng Thư ký Chính phủ nhân dân thành phố Đông Dinh kiêm Phó Thị trưởng Chính phủ nhân dân thành phố Đông Dinh. Tháng 1 năm 1988, ông được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Đông Dinh kiêm Phó Thị trưởng Thường trực Chính phủ nhân dân thành phố Đông Dinh. Tháng 9 năm 1988, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Đông Dinh. Tháng 2 năm 1991, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đảng Thành ủy Đông Dinh kiêm Phó Bí thư Thành ủy Đông Dinh. Tháng 3 năm 1993, Trương Khánh Lê được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Đông Dinh, Thị trưởng Chính phủ nhân dân thành phố Đông Dinh.

Tháng 1 năm 1995, ông được luân chuyển làm Bí thư Thành ủy Thái An, tỉnh Sơn Đông. Tháng 3 năm 1997, ông được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Thái An.

Tháng 12 năm 1997, Trương Khánh Lê được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên truyền Tỉnh ủy Sơn Đông. Tháng 3 năm 1998, ông chuyển sang làm Phó Tổng Thư ký Thường trực Tỉnh ủy Sơn Đông.

Tháng 8 năm 1998, ông được luân chuyển làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cam Túc kiêm Trưởng Ban Tuyên truyền Tỉnh ủy Cam Túc. Tháng 2 năm 1999, ông về làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cam Túc, Bí thư Thành ủy Lan Châu kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân thành phố Lan Châu, tỉnh lỵ tỉnh Cam Túc.

Tháng 10 năm 1999, Trương Khánh Lê được luân chuyển làm Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, Tư lệnh Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương. Tháng 4 năm 2002, ông kiêm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn tân kiến Trung Quốc. Ngày 14 tháng 11 năm 2002, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 16, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVI.[1]

Tháng 12 năm 2004, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương kiêm Phó Bí thư Đảng ủy Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, Tư lệnh Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn tân kiến Trung Quốc. Tháng 1 năm 2005, ông kiêm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Tháng 3 năm 2005, ông thôi kiêm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, Tư lệnh Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, Tổng Giám đốc Công ty Tập đoàn tân kiến Trung Quốc.[1]

Tháng 11 năm 2005, Trương Khánh Lê được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng, quyền Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng thay cho ông Dương Truyền Đường. Tháng 5 năm 2006, ông chính thức được bổ nhiệm giữ chức Bí thư Khu ủy Khu tự trị Tây Tạng.[1][3] Ngày 21 tháng 10 năm 2007, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, ông được bầu lại là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII.[1]

Tháng 8 năm 2011, sau 5 năm quản lý Tây Tạng, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định điều Trương Khánh Lê về làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc.[4] Tháng 1 năm 2012, ông được bầu kiêm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Hà Bắc.[1] Ngày 14 tháng 11 năm 2012, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII.[1]

Tháng 3 năm 2013, Trương Khánh Lê được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XII nhiệm kỳ 2013 đến năm 2018.[1]

Ngày 24 tháng 10 năm 2017, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, Trương Khánh Lê được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[5] Tháng 1 năm 2018, ông được bầu làm Ủy viên Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XIII.[6]

Ngày 14 tháng 3 năm 2018, kỳ họp thứ nhất Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) khóa XIII đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 4 bầu Trương Khánh Lê làm Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa XIII nhiệm kỳ 2018 đến năm 2023.[7]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h “中国人民政治协商会议第十二届全国委员会副主席张庆黎简历”. 新华网. ngày 11 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ a b c d “Tiểu sử Trương Khánh Lê”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2018.
  3. ^ “张庆黎简历”. 新华网. ngày 28 tháng 11 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2018.
  4. ^ “河北省委主要负责同志职务调整_时政频道”. 新华网. ngày 28 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ “List of members of the 19th CPC Central Committee”. Xinhua News Agency. ngày 24 tháng 10 năm 2017.
  6. ^ “中国人民政治协商会议第十三届全国委员会委员名单”. 网易. ngày 26 tháng 1 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018.
  7. ^ “Trương Khánh Lê được bầu làm Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Chính hiệp”. 凤凰网. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2018.
  • x
  • t
  • s
 Trung Quốc: Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đương nhiệm
Đảng Cộng sản
Trung Quốc
Ủy ban
Trung ương
Khóa XX
Tổng Bí thư
Bộ Chính trị
7 Thường vụ
25 Bộ Chính trị
Ban Bí thư
7 Bí thư
Quân ủy
Chủ tịch★
2 Phó Chủ tịch
Ủy ban
Kiểm Kỷ
Khóa XIX
Bí thư
Nhân Đại
Khóa XIII
Ủy viên trưởng
14 Phó Ủy viên trưởng
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước
Phó Chủ tịch
nước☆
Quốc vụ viện
Khóa XIII
Tổng lý
4 Phó Tổng lý
5 Ủy viên
Quốc vụ☆
Chính Hiệp
Khóa XIII
Chủ tịch
24 Phó Chủ tịch
Trung ương
Quân ủy
Khóa XIII
Chủ tịch★
2 Phó Chủ tịch☆
Giám sát
Nhà nước
Chủ nhiệm☆
Tối cao
Pháp viện
Viện trưởng☆
Tối cao
Viện Kiếm sát
Kiểm sát trưởng☆
Danh sách lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo vị trí tổ chức;★: Lãnh đạo cấp Quốc gia; ☆: Lãnh đạo cấp Phó Quốc gia。
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Tây Tạng
Bí thư Khu ủy
Trương Quốc Hoa • Chu Nhân Sơn (quyền) • Tăng Ung Nhã • Nhâm Vinh • Âm Pháp Đường • Ngũ Tinh Hoa • Hồ Cẩm Đào • Trần Khuê Nguyên • Quách Kim Long • Dương Truyền Đường • Trương Khánh Lê • Trần Toàn Quốc • Ngô Anh Kiệt • Vương Quân Chính
Chủ nhiệm Nhân Đại
Ngapoi Ngawang Jigme • Dương Đông Sinh • Ngapoi Ngawang Jigme • Raidi • Legqog • Qiangba Puncog • Padma Choling • Losang Jamcan
Chủ tịch Chính phủ
Chủ nhiệm Ủy ban trù bị
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
Chủ nhiệm Ủy ban Cách mạng
Tăng Ung Nhã • Nhâm Vinh
Chủ tịch Chính phủ Nhân dân
Sanggyai Yexe • Ngapoi Ngawang Jigme • Dorje Tseten • Dorje Tsering • Gyaincain Norbu • Legqog • Qiangba Puncog • Padma Choling • Losang Jamcan • Che Dalha • Nghiêm Kim Hải
Chủ tịch Chính Hiệp
Đàm Quan Tam • Trương Quốc Hoa • Nhâm Vinh • Âm Pháp Đường • Yangling Dorje • Raidi • Pagbalha Geleg Namgyai
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Khu ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Chủ tịch.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Hà Bắc
Bí thư Tỉnh ủy
Lâm Thiết • Lưu Tử Hậu • Lý Tuyết Phong • Lưu Tử Hậu • Kim Minh • Cao Dương • Hình Sùng Trí • Trình Duy Cao • Diệp Liên Tùng • Vương Húc Đông • Bạch Khắc Minh • Trương Vân Xuyên • Trương Khánh Lê • Chu Bản Thuận • Triệu Khắc Chí • Vương Đông Phong • Nghê Nhạc Phong
Chủ nhiệm Nhân Đại
Giang Nhất Chân • Lưu Bỉnh Ngạn • Tôn Quốc Trì • Quách Chí • Lã Truyền Tán • Trình Duy Cao • Bạch Khắc Minh • Trương Vân Xuyên • Trương Khánh Lê • Chu Bản Thuận • Triệu Khắc Chí • Vương Đông Phong • Nghê Nhạc Phong
Tỉnh trưởng Chính phủ
Dương Tú Phong • Lâm Thiết • Lưu Tử Hậu • Lý Tuyết Phong • Lưu Tử Hậu • Lý Nhĩ Trọng • Lưu Bỉnh Ngạn • Trương Thự Quang • Giải Phong • Nhạc Kỳ Phong • Trình Duy Cao • Diệp Liên Tùng • Nữa Mậu Sinh • Quý Doãn Thạch • Quách Canh Mậu • Hồ Xuân Hoa • Trần Toàn Quốc • Trương Khánh Vĩ • Hứa Cần • Vương Chính Phổ
Chủ tịch Chính Hiệp
Mã Quốc Thụy • Diêm Đạt Khai • Lưu Tử Hậu • Doãn Triết • Lý Văn San • Lã Truyền Tán • Triệu Kim Đạc • Lưu Đức Vượng • Phó Chí Phương • Diệp Đông Tùng
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.