Trương Cao Lệ

Trương Cao Lệ
张高丽
Trương Cao Lệ vào năm 2014
Chức vụ
Nhiệm kỳ16 tháng 3 năm 2013 – 19 tháng 3 năm 2018
5 năm, 3 ngày
Tiền nhiệmLý Khắc Cường
Kế nhiệmHàn Chính
Nhiệm kỳ15 tháng 11 năm 2012 – 25 tháng 10 năm 2017
4 năm, 344 ngày
Bí thư Thành ủy thành phố Thiên Tân
Nhiệm kỳ25 tháng 3 năm 2007 – 21 tháng 11 năm 2012
5 năm, 241 ngày
Tiền nhiệmTrương Lập Xương
Kế nhiệmTôn Xuân Lan
Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Sơn Đông
Nhiệm kỳ23 tháng 11 năm 2002 – 25 tháng 3 năm 2007
4 năm, 122 ngày
Tiền nhiệmNgô Quan Chính
Kế nhiệmLý Kiến Quốc
Nhiệm kỳtháng 12 năm 2001 – tháng 1 năm 2003
Tiền nhiệmLý Xuân Đình
Kế nhiệmHàn Ngụ Quần
Thông tin chung
Sinhtháng 11 năm 1946
Tấn Giang, Phúc Kiến,  Trung Quốc
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trương Cao Lệ (chữ Hán: 张高丽, sinh 1946) là một chính khách cao cấp Trung Quốc. Ông từng giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực Quốc vụ viện nhiệm kỳ 2013 đến năm 2018 và là nhân vật đứng thứ 7 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, một trong 7 người nắm quyền lãnh đạo tối cao tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[1]

Tranh cãi

Ông bị nữ vận động viên quần vợt Bành Soái tố cáo đã cưỡng ép cô trong vòng 10 năm. Tối 2/11/2021, Bành đã đăng một bài dài hơn 1000 chữ trên tài khoản Weibo được xác minh bằng tên thật của cô, bài viết tố cáo cựu Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ đã nhiều lần thực hiện “hành vi không đúng mực”, và vợ của Trương là bà Khang Khiết cũng biết.

Khoảng 20 phút sau khi công bố, bài viết đã khiến giới kiểm duyệt mạng internet ĐCSTQ chú ý và sau đó phong tỏa: trang Weibo cá nhân của Bành Soái biến mất, mọi thông tin liên quan Bành Soái và Trương Cao Lệ trên Weibo, Zhihu và diễn đàn Douban đều biến mất.

Cho đến nay, ông vẫn chưa đưa ra phản ứng nào, cũng không thấy ý kiến gì từ giới chức và truyền thông ĐCSTQ.

Sự nghiệp

Trương Cao Lệ sinh tháng 11 năm 1946 tại thành phố Tân Giang, tỉnh Phúc Kiến, từng tốt nghiệp Đại học Hạ Môn, ngành thống kê và kinh tế học.

Trong những năm sau khi tốt nghiệp, Trương công tác trong ngành dầu khí, rồi trở thành quan chức ở tỉnh Quảng Đông vào giữa thập kỷ 1980.

Trương Cai Lệ gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 12 năm 1973.

Năm 1984, ông là Phó Bí thư thành phố Mậu Danh tỉnh Quảng Đông, đồng thời làm Giám đốc công ty Dầu Khí Hóa Trung Quốc.

Năm 1985, ông là Chủ nhiệm Hội Kinh tế tỉnh Quảng Đông.

Năm 1988, là Phó Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quảng Đông.

Năm 1993, là Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Tỉnh trưởng Quảng Đông.

Năm 1997, là Bí thư Đặc khu kinh tế Thâm Quyến.

Năm 1999, được mời làm Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Thanh Hoa, Đại học Hạ Môn.

Năm 2001, rời Quảng Đông về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn Đông, kiêm Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Sơn Đông.

Năm 2002, được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Năm 2003, làm Bí thư Tỉnh uỷ Sơn Đông thay cho Ngô Quan Chính mới được bầu làm Uỷ viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc

Năm 2007 tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, Trương Cao Lệ được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, được phân công Bí thư Thành ủy thành phố Thiên Tân.

Khi còn ở Thiên Tân, Trương khá kín tiếng và không ai biết gì nhiều về đời tư của ông.

Năm 2012 tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, Trương Cao Lệ được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và đứng thứ 7 trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chiều ngày 16 tháng 3 năm 2013, Trương Cao Lệ được Nhân đại phê chuẩn làm Phó Tổng lý Thường trực Quốc vụ viện.[2]

Gia đình

Ông sinh ra trong 1 gia đình khó khăn, mồ côi cha từ năm 3 tuổi.

Phu nhân: bà Đặng Nam - con gái cố Lãnh tụ tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ 7 gương mặt trong Thường vụ Bộ chính trị Trung Quốc, VTC.
  2. ^ “Nội các mới TQ có 4 Phó thủ tướng, 25 Bộ trưởng”. Báo điện tử Tiền Phong. ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2017.

Liên kết ngoài

  • Các vị trí chủ chốt của Đảng Cộng sản Trung Quốc[liên kết hỏng], Tuyên giáo TƯ
  • Ông Tập Cận Bình được bầu làm Tổng bí thư, Chủ tịch Quân ủy Trung ương


Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tập Cận Bình | Lý Khắc Cường | Lật Chiến Thư | Uông Dương | Vương Hỗ Ninh | Triệu Lạc Tế | Hàn Chính
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Thiên Tân
Thành phố trực thuộc trung ương, giai đoạn 1958–67 là cấp phó tỉnh
Bí thư Thành ủy
Hoàng Khắc Thành • Hoàng Kính • Hoàng Hỏa Thanh • Vạn Hiểu Đường • Giới Học Cung • Lâm Hồ Gia • Trần Vĩ Đạt • Nghê Chí Phúc • Lý Thụy Hoàn • Đàm Thiệu Văn • Nhiếp Bích Sơ (quyền) • Cao Đức Chiêm • Trương Lập Xương • Trương Cao Lệ • Tôn Xuân Lan • Hoàng Hưng Quốc (quyền) • Lý Hồng Trung • Trần Mẫn Nhĩ
Chủ nhiệm Nhân Đại
Diêm Đạt Khai • Trương Tái Vượng • Ngô Chấn • Nhiếp Bích Sơ (quyền) • Bàng Phượng Hữu • Lưu Thắng Ngọc • Tiêu Hoài Viễn • Đoàn Xuân Hoa
Thị trưởng Chính phủ
Hoàng Kính • Ngô Đức • Hoàng Hỏa Thanh • Lý Canh Đào (thành phố phó tỉnh) • Hồ Chiêu Hoành (thành phố phó tỉnh) • Giải Học Cung • Lâm Hồ Gia • Trần Vĩ Đạt • Hồ Khải Lập • Lý Thụy Hoàn • Nhiếp Bích Sơ • Trương Lập Xương • Lý Thịnh Lâm • Đới Tương Long • Hoàng Hưng Quốc • Vương Đông Phong • Trương Quốc Thanh • Liêu Quốc Huân • Trương Công
Chủ tịch Chính Hiệp
Hoàng Hỏa Thanh • Vạn Hiểu Đường • Giải Học Cung • Diêm Đạt Khai • Hoàng Chí Cương • Trần Băng • Ngô Chấn • Đàm Thiệu Văn • Lưu Tấn Phong • Bàng Phượng Hữu • Tống Bình Thuận • Hình Nguyên Mẫn • Hà Lập Phong • Tang Hiến Phủ • Thịnh Mậu Lâm
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Thành ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Thị trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Sơn Đông
Bí thư Tỉnh ủy
Khang Sinh • Phó Thu Đào • Hướng Minh • Thư Đồng • Tằng Hy Thánh • Đàm Khải Long • Vương Hiệu Vũ • Dương Đắc Chí • Bạch Như Băng • Tô Nghị Nhiên • Lương Bộ Đình • Khương Xuân Vân • Triệu Chí Hạo • Ngô Quan Chính • Trương Cao Lệ • Lý Kiến Quốc • Khương Dị Khang • Lưu Gia Nghĩa • Lý Cán Kiệt
Chủ nhiệm Nhân Đại
Triệu Lâm • Tần Hòa Trân • Lý Chân • Triệu Chí Hạo • Hàn Hi Khải • Trương Cao Lệ • Lý Kiến Quốc • Khương Dị Khang • Lưu Gia Nghĩa • Lý Cán Kiệt
Tỉnh trưởng Chính phủ
Khang Sinh • Triệu Kiện Dân • Đàm Khải Long • Bạch Như Băng • Vương Hiệu Vũ • Dương Đắc Chí • Bạch Như Băng • Tô Nghị Nhiên • Lương Bộ Đình • Lý Xương An • Khương Xuân Vân • Triệu Chí Hạo • Lý Xuân Đình • Trương Cao Lệ • Hàn Ngụ Quần • Khương Đại Minh • Quách Thụ Thanh • Cung Chính • Lý Cán Kiệt • Chu Nãi Tường
Chủ tịch Chính Hiệp
Đàm Khải Long • Bạch Như Băng • Cao Khắc Đình • Lý Tử Siêu • Lục Mậu Tăng • Hàn Hi Khải • Ngô Ái Anh • Tôn Thục Nghĩa • Lưu Vĩ • Phó Chí Phương • Cát Tuệ Quân
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến nhân vật chính trị Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s