Hồi Lương Ngọc

Hồi Lương Ngọc
Hồi Lương Ngọc tháng 4 năm 2006
Chức vụ
Phó Thủ tướng Quốc vụ viện
Chủ nhiệm Uỷ ban giảm nhẹ Thiên Tai quốc gia
Nhiệm kỳ17 tháng 3 năm 2003 – 15 tháng 3 năm 2013
9 năm, 363 ngày
Kế nhiệmLưu Diên Đông
Nhiệm kỳ15 tháng 11 năm 2002 – 15 tháng 11 năm 2012
10 năm, 0 ngày
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô
Nhiệm kỳ1999 – 2002
Tiền nhiệmTrần Hoán Hữu
Kế nhiệmLý Nguyên Triều
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An Huy
Nhiệm kỳ1998 – 1999
Tiền nhiệmLô Vinh Cảnh
Kế nhiệmVương Thái Hoa
Nhiệm kỳtháng 12 năm 1994 – tháng 10 năm 1998
Kế nhiệmVương Thái Hoa
Thông tin chung
Sinh29 tháng 10, 1944 (79 tuổi)
Du Thụ, Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Trung Hoa Dân Quốc
Dân tộcHồi
Tôn giáoHồi giáo Sunni
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc

Hồi Lương Ngọc (tiếng Trung: 回良玉; bính âm: Huí Liángyù, Xiao'erjing: ﺧُﻮِ ﻟِﯿْﺎ ﻳُﻮْْ‎; sinh 29 tháng 10 năm 1944) là một kỹ sư kinh tế, chính khách Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông từng giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách nông nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh An Huy, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy.

Tiểu sử

Hồi Lương Ngọc sinh năm 1944Du Thụ, tỉnh Cát Lâm, ông là người Hồi, một dân tộc thiểu số tại Trung Quốc.[1] Từ năm 1961 đến 1964, Hồi Lương Ngọc theo học tại Trường Nông nghiệp tỉnh Cát Lâm. Năm 1964 đến 1968, Hồi Lương Ngọc công tác tại Cục Nông nghiệp tỉnh Cát Lâm, Khoa viên Cục giám sát nhân sự. Tháng 4 năm 1966, Hồi Lương Ngọc gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong khoảng thời gian 1968 đến 1969, dưới thời kỳ Cách mạng Văn hóa, Hồi Lương Ngọc bị đưa xuống sinh sống và làm việc (hạ phóng) cùng với 57 cán bộ lao động tại huyện Du Thụ, tỉnh Cát Lâm.[1]

Năm 1969 đến 1972, Hồi Lương Ngọc là Cán sự ban Chính trị Ủy ban Cách mạng Huyện Du Thụ, tỉnh Cát Lâm; Phó tổ trưởng Văn phòng.

Năm 1972 đến 1974, Hồi Lương Ngọc là Phó trưởng ban Ban Tổ chức Huyện ủy Du Thụ, Bí thư Đảng ủy Công xã Vu Gia.

Năm 1974, Hồi Lương Ngọc được phân công đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy Du Thụ, tỉnh Cát Lâm. Năm 1977 đến 1984, Hồi Lương Ngọc là Phó Cục trưởng Cục Nông nghiệp tỉnh Cát Lâm; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Chăn nuôi tỉnh;

Năm 1984 đến 1985, Hồi Lương Ngọc là Phó Bí thư Địa ủy Bạch Thành, tỉnh Cát Lâm, chuyên viên công thự hành chính địa khu.

Năm 1985 đến 1987, Hồi Lương Ngọc đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Ủy ban Thường vụ Tỉnh ủy Cát Lâm kiêm Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chính sách Nông thôn Tỉnh ủy; Trưởng ban Ban Nông nghiệp và Công nghiệp Tỉnh ủy.

Năm 1987, Hồi Lương Ngọc được bổ nhiệm làm Phó Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm.

Tháng 10 năm 1990, Hồi Lương Ngọc được điều động về công tác tại Phòng Nghiên cứu Chính sách Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm, phụ trách nghiên cứu lý luận nông nghiệp.

Năm 1992, Hồi Lương Ngọc được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc. Năm 1993 đến 1994, ông đảm nhiệm chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Hồ Bắc, Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Hồ Bắc.

Năm 1994 đến năm 1995, Hồi Lương Ngọc đảm nhiệm chức Phó Bí thư Tỉnh ủy An Huy, quyền Tỉnh trưởng tỉnh An Huy. Từ năm 1995 đến 1998, ông là Phó Bí thư Tỉnh ủy An Huy, Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh An Huy.

Từ năm 1998 đến 1999, Hồi Lương Ngọc là Bí thư Tỉnh ủy An Huy. Năm 1999, ông được điều động giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Giang Tô, một tỉnh có nền kinh tế lớn.

Tháng 11 năm 2002, tại phiên họp toàn thể đầu tiên của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc CPC lần thứ 16, Hồi Lương Ngọc được bầu giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tháng 3 năm 2003, Hồi Lương Ngọc được Nhân đại toàn quốc Trung Quốc phê chuẩn làm Phó Tổng lý Quốc vụ viện phụ trách nông nghiệp.[1] Tháng 3 năm 2008, Hồi Lương Ngọc tiếp tục được Nhân đại toàn quốc bầu lại làm Phó Tổng lý Quốc vụ viện, là Phó Thủ tướng duy nhất tái đắc cử trong chính phủ của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Tháng 3 năm 2013, Hồi Lương Ngọc nghỉ hưu.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c “Tiểu sử Hồi Lương Ngọc” (bằng tiếng Trung). Baidu Baike. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.

Liên kết ngoài

  • Tiểu sử Hồi Lương Ngọc Lưu trữ 2006-08-26 tại Wayback Machine (China Vitae)
  • Hồi Lương Ngọc (People's Daily)
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Giang Tô
Bí thư Tỉnh ủy
Kha Khánh Thi • Giang Vị Thanh • Hứa Thế Hữu • Bành Xung • Hứa Gia Đồn • Hàn Bồi Tín • Thẩm Đạt Nhân • Trần Hoán Hữu • Hồi Lương Ngọc • Lý Nguyên Triều • Lương Bảo Hoa • La Chí Quân • Lý Cường • Lâu Cần Kiệm • Ngô Chính Long • Tín Trường Tinh
Chủ nhiệm Nhân Đại
Hứa Gia Đồn • Trữ Giang • Hàn Bồi Tín • Thẩm Đạt Nhân • Trần Hoán Hữu • Lý Nguyên Triều • Lương Bảo Hoa • La Chí Quân • Lý Cường • Lâu Cần Kiệm • Ngô Chính Long • Tín Trường Tinh
Tỉnh trưởng Chính phủ
Đàm Chấn Lâm • Huệ Dục Vũ • Hứa Thế Hữu • Bành Xung • Hứa Gia Đồn • Huệ Dục Vũ • Hàn Bồi Tín • Cố Tú Liên • Trần Hoán Hữu • Trịnh Tư Lâm • Quý Doãn Thạch • Lương Bảo Hoa • La Chí Quân • Lý Học Dũng • Thạch Thái Phong • Ngô Chính Long • Hứa Côn Lâm
Chủ tịch Chính Hiệp
Giang Vị Thanh • Hứa Gia Đồn • Huệ Dục Vũ • Bao Hậu Xương • Tiền Chung Hàn • Tôn Hạm • Tào Khắc Minh • Hứa Trọng Lâm • Trương Liên Trân • Tưởng Định Chi • Hoàng Lị Tân • Trương Nghĩa Trân
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo An Huy
Bí thư Tỉnh ủy
Tằng Hy Thánh • Lý Bảo Hoa • Lý Đức Sinh • Tống Bội Chương • Vạn Lý • Trương Kính Phu • Chu Tử Kiện • Hoàng Hoàng • Lý Quý Tiên • Lô Vinh Cảnh • Hồi Lương Ngọc • Vương Thái Hoa • Quách Kim Long • Vương Kim Sơn • Trương Bảo Thuận • Vương Học Quân • Lý Cẩm Bân • Trịnh Sách Khiết • Hàn Tuấn
Chủ nhiệm Nhân Đại
Cố Trác Tân • Dương Úy Bình • Vương Quang Vũ • Mãng Phú Lâm • Vương Thái Hoa • Quách Kim Long • Vương Kim Sơn • Trương Bảo Thuận • Vương Học Quân • Lý Cẩm Bân • Trịnh Sách Khiết • Hàn Tuấn
Tỉnh trưởng Chính phủ
Tống Nhiệm Cùng • Tằng Hy Thánh • Hoàng Nham • Tiền Quân • Lý Đức Sinh • Tống Bội Chương • Vạn Lý • Trương Kính Phu • Chu Tử Kiện • Vương Úc Chiêu • Lô Vinh Cảnh • Phó Tích Thọ • Hồi Lương Ngọc • Vương Thái Hoa • Hứa Trọng Lâm • Vương Kim Sơn • Vương Tam Vận • Lý Bân • Vương Học Quân • Lý Cẩm Bân • Lý Quốc Anh • Vương Thanh Hiến
Chủ tịch Chính Hiệp
Tằng Hy Thánh • Lý Bảo Hoa • Cố Trác Tân • Trương Khải Phàm • Dương Hải Ba • Sử Quân Kiệt • Lô Vinh Cảnh • Phương Triệu Tường • Dương Đa Lương • Vương Minh Phương • Từ Lập Toàn • Trương Xương Nhĩ • Đường Lương Trí
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Hồ Bắc
Bí thư Tỉnh ủy
Lý Tiên Niệm • Vương Nhiệm Trọng • Trương Thể Học • Tằng Tứ Ngọc • Triệu Tân Sơ • Trần Phi Hiển • Quan Quảng Phú • Cổ Chí Kiệt • Tưởng Túc Bình • Du Chính Thanh • La Thanh Toàn • Lý Hồng Trung • Tưởng Siêu Lương • Ứng Dũng • Vương Mông Huy
Chủ nhiệm Nhân Đại
Trần Phi Hiển • Hàn Ninh Phu • Hoàng Trí Chân • Quan Quảng Phú • Du Chính Thanh • Dương Vĩnh Lương • La Thanh Toàn • Lý Hồng Trung • Tưởng Siêu Lương • Ứng Dũng • Vương Mông Huy
Tỉnh trưởng Chính phủ
Lý Tiên Niệm • Lưu Tử Hậu • Trương Thể Học • Tằng Tứ Ngọc • Triệu Tân Sơ • Trần Phi Hiển • Hàn Ninh Phu • Hoàng Trí Chân • Quách Chấn Kiền • Quách Thụ Ngôn • Cổ Chí Kiệt • Tưởng Túc Bình • Trương Quốc Quang • La Thanh Toàn • Lý Hồng Trung • Vương Quốc Sinh • Vương Hiểu Đông • Vương Trung Lâm
Chủ tịch Chính Hiệp
Vương Nhiệm Trọng • Triệu Tân Sơ • Hàn Ninh Phu • Hứa Đạo Kỳ • Lê Vy • Thẩm Nhân Lạc • Hồi Lương Ngọc • Tiền Vận Lục • Dương Vĩnh Lương • Vương Sinh Thiết • Tống Dục Anh • Dương Tùng • Trương Xương Nhĩ • Từ Lập Toàn • Hoàng Sở Bình • Tôn Vĩ
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.