Vương Nho Lâm

Vương Nho Lâm
王儒林
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Sơn Tây
Nhiệm kỳ
Tháng 9 năm 2014 – tháng 6 năm 2016
Tiền nhiệmViên Thuần Thanh
Kế nhiệmLạc Huệ Ninh
Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cát Lâm
Nhiệm kỳ
Tháng 12 năm 2012 – tháng 8 năm 2014
Tiền nhiệmTôn Chính Tài
Kế nhiệmBayanqolu
Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Cát Lâm
Nhiệm kỳ
Tháng 12 năm 2009 – tháng 12 năm 2012
Tiền nhiệmHàn Trường Phú
Kế nhiệmBayanqolu
Thông tin cá nhân
Sinhtháng 4, 1953 (71 tuổi)
Bộc Dương, Hà Nam, Trung Quốc
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Alma materĐại học Cát Lâm

Vương Nho Lâm (tiếng Trung: 王儒林; bính âm: Wáng Rúlín; sinh tháng 4 năm 1953) là một chính trị gia Trung Quốc và quan chức địa phương cấp cao. Ông là Phó Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp và Nông thôn Toàn quốc. Từ năm 2014 đến năm 2016, ông là Bí thư Sơn Tây, nơi ông thành công trong các nỗ lực chống tham nhũng như một phần của chiến dịch chống tham nhũng lớn hơn của Tập Cận Bình. Trước đây, ông từng là Bí thư Tỉnh ủy (2012–14) và Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân (2009–12) của tỉnh Cát Lâm.[1][2]

Tiểu sử

Thuở nhỏ

Vương Nho Lâm sinh năm 1953 tại Bộc Dương, tỉnh Hà Nam. Trong cuộc cách mạng văn hóa, ông đã làm việc tại huyện Phủ Tùng, Cát Lâm thực hiện lao động thủ công trong phong trào thanh niên xuống nông thôn làm việc. Sau đó ông tiếp tục làm việc cho đơn vị sản xuất lâm nghiệp địa phương. Ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 11 năm 1973. Năm 1975, ông được khuyến khích tham gia các khóa đào tạo cán bộ do Đảng Cộng sản tổ chức, và sau đó được cử đi quản lý lâm nghiệp và nông nghiệp của tỉnh. Ông có bằng cử nhân tại Đại học Nông nghiệp Cát Lâm. Vào tháng 8 năm 1987, ông trở thành người đứng đầu Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc tỉnh.[1][2] Năm 1990, ông học thạc sĩ ngành kinh tế tại Đại học Cát Lâm.[1][2]

Sự nghiệp chính trị

Vương Nho Lâm trở thành thị trưởng của Thông Hóa vào năm 1993, và là giám đốc đảng của thành phố vào năm 1994. Năm 1998, ông được chuyển sang châu tự trị dân tộc Triều Tiên Diên Biên để bí thư Châu ủy. Năm 2001, ông được thăng chức phó Tỉnh trưởng Cát Lâm, và trở thành Bí thư Trường Xuân năm 2004. Tháng 12 năm 2009, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Cát Lâm, và chính thức được bầu làm Tỉnh trưởng vào tháng 1 năm 2010. Tháng 12 năm 2012 ông được thăng chức Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm.[1][2]

Vào tháng 9 năm 2014, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây, thay thế cho Viên Thuần Thanh. Bayanqolu đã kế nhiệm ông làm Bí thư Tỉnh ủy Cát Lâm.[1]

Ở Sơn Tây, ông được biết đến như một người thực thi hiệu quả các quy định của Đảng, và thay thế các vị trí bị bỏ trống bởi các quan chức bị sa thải do chiến dịch chống tham nhũng rộng rãi. Ông đã giành được lời khen ngợi đặc biệt cho cách ông đã thực hiện việc 'dọn dẹp' thực trạng chính trị Sơn Tây.[3] Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh phải chịu thiệt hại trong nhiệm kỳ của ông. Số liệu chính thức cho thấy tốc độ tăng trưởng của tỉnh trong năm 2015 đã chậm lại chỉ còn 3,1%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 9%.ref name="dw22"/>

Vào tháng 6 năm 2016, ông ngừng công tác ở vị trí Bí thư Tỉnh ủy Sơn Tây. Động thái này bất ngờ vì ông vẫn chưa đạt tuổi nghỉ hưu điển hình cho các quan chức cấp tỉnh, thường là ở 65. Ngoài ra, đã giành được lời khen ngợi cho những nỗ lực chống tham nhũng của ông ở Sơn Tây, nhiều người tin rằng ông được thăng lên chức vụ cao hơn. Người kế nhiệm ông là Lạc Huệ Ninh, người có bằng tiến sĩ về kinh tế, có vẻ bề ngoài tập trung lại ưu tiên của tỉnh về tăng trưởng kinh tế.[2]

Vào ngày 2 tháng 7 năm 2016, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Ủy ban Nông nghiệp và Nông thôn Toàn quốc.[4]

Ông là một Ủy viên dự khuyết của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII và là Ủy viên chính thức của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII.[1][2]

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f “王儒林同志简历” 王儒林简历 (bằng tiếng Trung). Xinhua News Agency. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2014.
  2. ^ a b c d e f “王儒林同志简历” 王儒林简历 (bằng tiếng Trung). People's Daily. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2014.
  3. ^ “揭秘王儒林"不正常"卸任:未提振经济”. Duowei. 6 tháng 7 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ “Top legislature concludes bi-monthly session”. Xinhua. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2016.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Cát Lâm
Bí thư Tỉnh ủy
Lưu Tích Ngũ • Lý Mông Linh • Ngô Đức • Triệu Lâm • Vương Hoài Sương • Vương Ân Mậu • Cường Hiểu Sơ • Cao Thích • Hà Trúc Khang • Trương Đức Giang • Vương Vân Khôn • Vương Mân • Tôn Chính Tài • Vương Nho Lâm • Bayanqolu • Cảnh Tuấn Hải
Chủ nhiệm Nhân Đại
Lật Hữu Văn • Vu Khắc • Triệu Tu • Hoắc Minh Quang • Hà Trúc Khang • Trương Đức Giang • Vương Vân Khôn • Vương Mân • Tôn Chính Tài • Vương Nho Lâm • Bayanqolu • Cảnh Tuấn Hải
Tỉnh trưởng Chính phủ
Chu Trì Hành • Lật Hữu Văn • Vương Hoài Sương • Vương Ân Mậu • Vu Khắc • Trương Căn Sinh • Triệu Tu • Cao Đức Chiêm • Hà Trúc Khang • Vương Trung Vũ • Cao Nghiêm • Vương Vân Khôn • Hồng Hổ • Vương Mân • Hàn Trường Phú • Vương Nho Lâm • Bayanqolu • Tưởng Siêu Lương • Lưu Quốc Trung • Cảnh Tuấn Hải • Hàn Tuấn • Hồ Ngọc Đình
Chủ tịch Chính Hiệp
Lý Chỉ Bình • Vương Ân Mậu • Lý Chỉ Bình • Lưu Kính Chi • Lưu Vân Chiểu • Trương Nhạc Kỳ • Vương Quốc Phát • Bayanqolu • Hoàng Yến Minh • Giang Trạch Lâm
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Sơn Tây
Bí thư Tỉnh ủy
Trình Tử Hoa • Lại Nhược Ngu • Giải Học Cung • Cao Khắc Lâm • Đào Lỗ Gia • Vệ Hằng • Lưu Cách Bình • Tạ Chấn Hoa • Vương Khiêm • Hoắc Sĩ Liêm • Lý Lập Công • Vương Mậu Lâm • Hồ Phú Quốc • Điền Thành Bình • Trương Bảo Thuận • Viên Thuần Thanh • Vương Nho Lâm • Lạc Huệ Ninh • Lâu Dương Sinh • Lâm Vũ • Lam Phật An
Chủ nhiệm Nhân Đại
Lương Bạc Sinh • Vương Đình Đống • Lư Công Huân • Điền Thành Bình • Trương Bảo Thuận • Viên Thuần Thanh • Vương Nho Lâm • Lạc Huệ Ninh • Lâu Dương Sinh • Lâm Vũ • Lam Phật An
Tỉnh trưởng Chính phủ
Trình Tử Hoa • Lại Nhược Ngu • Bùi Lệ Sinh • Vương Thế Anh • Vệ Hằng • Vương Khiêm • Lưu Cách Bình • Tạ Chấn Hoa • Vương Khiêm • La Quý Ba • Vương Sâm Hạo • Hồ Phú Quốc • Tôn Văn Thành • Lưu Chấn Hoa • Trương Bảo Thuận • Vu Yếu Quân • Mạnh Học Nông • Vương Quân • Lý Tiểu Bằng • Lâu Dương Sinh • Lâm Vũ • Lam Phật An • Kim Tương Quân
Chủ tịch Chính Hiệp
Đào Lỗ Gia • Vệ Hằng • Vương Khiêm • Trịnh Lâm • Vũ Quang Thang • Lý Tu Nhân • Vương Mậu Lâm • Hồ Phú Quốc • Quách Dụ Hoài • Điền Thành Bình • Trịnh Xã Khuê • Lưu Trạch Dân • Kim Ngân Hoán • Tiết Diên Trung • Hoàng Hiểu Vi • Lý Giai
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.