Triệu Hồng Chúc

Triệu Hồng Chúc
Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương
Nhiệm kỳ
15 tháng 11 năm 2012 – 25 tháng 10 năm 2017
4 năm, 344 ngày
Bí thưVương Kỳ Sơn
Tiền nhiệmHà Dũng
Kế nhiệmDương Hiểu Độ
Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang
Nhiệm kỳ
25 tháng 3 năm 2007 – 21 tháng 11 năm 2012
5 năm, 241 ngày
Tiền nhiệmTập Cận Bình
Kế nhiệmHạ Bảo Long
Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương
Nhiệm kỳ
Tháng 11 năm 2003 – Tháng 3 năm 2007
Tiền nhiệmLý Thiết Lâm
Kế nhiệmThẩm Dược Dược
Thông tin cá nhân
Sinhtháng 7, 1947 (76 tuổi)
huyện Ninh Thành, Nội Mông Cổ
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Alma materTrường Đảng Trung ương

Triệu Hồng Chúc (sinh tháng 7 năm 1947) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông từng giữ chức Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tiểu sử

Triệu Hồng Chúc sinh tháng 7 năm 1947, người huyện Ninh Thành, Nội Mông Cổ.[1] Ông tham gia công tác từ tháng 10 năm 1965. Tháng 8 năm 1969, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông tốt nghiệp Trường Đảng Trung ương, trình độ học vấn đại học Trường Đảng Trung ương.[1]

Tháng 10 năm 1980, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Bí thư Kỳ ủy Jalaid, Khu tự trị Nội Mông Cổ.[1] Tháng 6 năm 1983, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên Minh ủy Hưng An, Trưởng Ban Tổ chức Minh ủy Hưng An. Tháng 5 năm 1988, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Minh ủy Hưng An. Tháng 3 năm 1992, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.[1] Tháng 5 năm 1994, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Tháng 5 năm 1996, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Thư ký kiêm Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.[1]

Tháng 3 năm 1998, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giám sát. Tháng 6 năm 2000, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Tháng 11 năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương, hàm Bộ trưởng.[1]

Tháng 3 năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư thứ nhất Đảng ủy Quân khu tỉnh Chiết Giang.[1] Tháng 1 năm 2008, ông được bầu kiêm nhiệm vị trí Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Chiết Giang.[1]

Ngày 15 tháng 11 năm 2012, tại hội nghị toàn thể lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, ông được bầu làm Bí thư Ban Bí thư Trung ương, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.[2] Triệu Hồng Chúc giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang cho đến ngày 21 tháng 11 năm 2012, thay ông ở vị trí này là Hạ Bảo Long.

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII, XVIII và Ủy viên Thường vụ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương khóa XV, XVI, XVIII.[1][2][3] Ông cũng là đại biểu Quốc hội khóa X (2003-2008) và XI (2008-2013).[1]

Xem thêm

  • Bí thư Tỉnh ủy (Trung Quốc)
  • Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i j “Tư liệu: Lý lịch tóm tắt Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang Triệu Hồng Chúc” (bằng tiếng Trung). 1 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2019.
  2. ^ a b “Thông báo Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII” (bằng tiếng Trung). Tân Hoa Xã. 15 tháng 11 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2019.
  3. ^ “Lý lịch tóm tắt Triệu Hồng Chúc” (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2019.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Chiết Giang
Bí thư Tỉnh ủy
Đàm Chấn Lâm • Đàm Khải Long • Giang Hoa • Long Tiềm • Nam Bình • Đàm Khải Long • Thiết Anh • Vương Phương • Tiết Câu • Lý Trạch Dân • Trương Đức Giang • Tập Cận Bình • Triệu Hồng Chúc • Hạ Bảo Long • Xa Tuấn • Viên Gia Quân • Dịch Luyện Hồng
Chủ nhiệm Nhân Đại
Thiết Anh • Lý Phong Bình • Trần An Vũ • Lý Trạch Dân • Tập Cận Bình • Du Quốc Hành (quyền) • Triệu Hồng Chúc • Hạ Bảo Long • Xa Tuấn • Viên Gia Quân • Dịch Luyện Hồng
Tỉnh trưởng Chính phủ
Đàm Chấn Lâm • Đàm Khải Long • Sa Văn Hán • Hoắc Sĩ Lâm • Châu Kiến Nhân • Long Tiềm • Nam Bình • Đoàn Khải Long • Thiết Anh • Lý Phong Bình • Tiết Câu • Thẩm Tố Luân • Cát Hồng Thăng • Vạn Học Viễn • Sài Tùng Nhạc • Tập Cận Bình (quyền) • Lã Tổ Thiện • Hạ Bảo Long • Lý Cường • Xa Tuấn • Viên Gia Quân • Trịnh Sách Khiết • Vương Hạo
Chủ tịch Chính Hiệp
Đàm Khải Long • Giang Hoa • Thiết Anh • Mao Tế Hoa • Vương Gia Dương • Thương Cảnh Tài • Lưu Phong • Lý Kim Minh • Chu Quốc Phú • Kiều Truyền Tú • Cát Tuệ Quân • Hoàng Lị Tân
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Tỉnh ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Tỉnh trưởng.