Pirs

Khoang đỗ Pirs trên ISS

Khoang đỗ Pirs (tiếng Nga: Пирс}}, nghĩa là "cầu tàu"), còn có tên là DC-1 (Docking Compartment – 1), là một bộ phận của Nga trên trạm ISS. Nó lắp ghép vào cổng kết nối phía dưới của Zvezda vào ngày 16 tháng 9 năm 2001.

Lịch sử

Pirs được phóng lên vào ngày 14 tháng 9 năm 2001 bởi một tên lửa Soyuz của Nga từ Baikonur Cosmodrome, Kazakhstan.

Chức năng

Khoang đỗ có 2 chức năng chính: khoang đỗ cho các tàu chuyên chở và tàu hàng hóa tới trạm cũng như là một nút không khí để thực hiện các chuyến đi bộ không gian từ trạm sử dụng bộ quần áo du hành Orlan của Nga. Ngoài ra, Pirs có thể dẫn nhiên liệu từ thùng chứa nhiên liệu trên một tàu tiếp tế đang đậu tới hệ thống động cơ đẩy kết hợp của Zvezda và Zarya. Nó cũng có thể chuyển chất đốt từ Zvezda và Zarya tới hệ thống động cơ đẩy của con tàu đang đậu, có thể là tàu chở người Soyuz hoặc tàu vận tải không người lái Progress.

Kỹ thuật

Pirs được xây dựng tại Energia, Moskva

Pirs có chiều dài đầy đủ là 4,91 m, đường kính lớn nhất là 2,55 m với thể tích được điều áp là 13 m³. Khối lượng khi phóng của khoang đỗ là 4.350 kg, khi vào quỹ đạo khối lượng của nó là 3.580 kg. Nó có thể chứa tới khoảng 800 kg hàng hóa. Mặc dù thời gian hoạt động dự kiến chỉ là 5 năm nhưng cho tới hiện tại khoang đỗ Pirs vẫn đang hoạt động bình thường.

Tham khảo

  • Pirs Docking Compartment Lưu trữ 2005-10-25 tại Wayback Machine - NASA website
  • x
  • t
  • s
Các bộ phận của Trạm vũ trụ Quốc tế
Tổng quan
Lắp ghép • Phi hành đoàn • Đi bộ không gian • Chương trình ISS • Nghiên cứu khoa học • Sự cố chính
Phù hiệu ISS
Thành phần chính
trên quỹ đạo
Zarya • Zvezda • Unity (Node 1) • Harmony (Node 2) • Tranquility (Node 3) • Destiny • Columbus • Kibō, module thí nghiệm Nhật Bản • Quest Joint Airlock • Gian nối Pirs • Rassvet (MRM 1) • Poisk (MRM 2) • Leonardo (PMM) • Cupola • Cấu trúc giàn tích hợp
Hệ thống phụ
trên quỹ đạo
Canadarm2 • Dextre (SPDM) • Kibō Remote Manipulator System • External Stowage Platform • Pressurized Mating Adapter • ExPRESS Logistics Carriers (ELCs) 1,2,4 • Hệ thống điện • Hệ thống hỗ trợ sự sống
Phóng định kỳ
Dự kiến cho
Tàu con thoi
ExPRESS Logistics Carrier (ELC) 3 • ExPRESS Logistics Carriers (ELCs) • Phổ kế từ alpha • OBSS
Dự kiến cho Proton
Nauka (Module phòng thí nghiệm vạn năng) • Cánh tay máy Châu Âu
Không có
trong dự kiến
ExPRESS Logistics Carrier (ELC) 5 • Interim Control Module (ICM) • Node 4
Hủy bỏ
Module điều tiết máy ly tâm • Universal Docking Module • Docking and Stowage Module • Module cư trú • Crew Return Vehicle • Module đẩy • Science Power Platform • Module nghiên cứu Nga • Universal Docking Module (UDM)
Phương tiện phục vụ
Hiện tại: Phi thuyền con thoi • Soyuz • Tiến bộ • HTV • ATV
Tương lai: Dragon ·
Cygnus · Orion  · Rus  · CST-100
Trung tâm
điều khiển sứ mệnh
MCC-H (NASA· TsUP (RKA· Col-CC (ESA· ATV-CC (ESA· JEM-CC (JAXA· HTV-CC (JAXA· MSS-CC (CSA)
Thể loại: Trạm Vũ trụ Quốc tế
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến hàng không này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s