Pinedjem I

Pinedjem I
Phù điêu của Pinedjem I tại đền Khonsu, thuộc quần thể đền Karnak.
Phù điêu của Pinedjem I tại đền Khonsu, thuộc quần thể đền Karnak.
Đại tư tế của Amun tại Thebes
Vương triềuk. 1070–1032 TCN (Vương triều thứ 21)
Tiên vươngPiankh hoặc Herihor ?
Kế vịMasaharta
Tên ngai (Praenomen)
Kheperkhawra Setepenamun
Hiện thân của Ra, người được Amun chọn
M23L2
raxprN28C12stp
n
Tên riêng
Pinedjem Meriamun
Pinedjem, Amun yêu quý
G39N5
imn
n
mrpAZ4nDm
Tên Horus
Kanakht Meriamun
Bò đực khỏe mạnh, Amun yêu quý
G5
E2
D40
imn
n
N36

Kanakht Khaemwaset
Bò đực khỏe mạnh, xuất thân từ Thebes
G5
E2
D40
N28G17R19X1
O49
Hôn phốiDuathathor-Henuttawy, Isetemkheb A, Tentnabehenut
Con cáiPsusennes I
và nhiều người con khác
ChaPiankh
MẹNodjmet ?

Pinedjem I là một Đại tư tế của Amun tại Thebes. Ông đã cai trị toàn bộ Thượng Ai Cập, song song với Pharaon Smendes (Vương triều thứ 21) ở Hạ Ai Cập[1] trong khoảng năm 1070 đến năm 1030 TCN[2].

Gia đình

Pinedjem I là con của Đại tư tế Piankh[2]; mẹ của ông có thể là Nodjmet. Ông có 3 anh em trai (Heqanefer, Heqamaat, Ankhefenmut) và 1 chị em gái (Faienmut). Các bà vợ được chứng thực của Pinedjem I và những người con (có thể) của họ:

  • Duathathor-Henuttawy, Chánh phi, có thể là con gái của pharaon Ramesses XI. Xác ướp của công chúa được tìm thấy tại ngôi mộ DB320.
  • Isetemkheb A, tên của bà được khắc trên một viên gạch cùng với tên của chồng[6][10].
    • Djedkhonsuefankh (?), chỉ biết đến qua cỗ quan tài của người con trai (hiện đã thất lạc)[9]. Trên đó có mang khung cartouche của Pinedjem (cũng có thể là Pinedjem II[11]). Cai trị sau Masaharta, được 1 năm thì mất, có lẽ do bị sát hại[9][12][13].
  • Tentnabekhenu, chỉ được biết qua một số ít các vật dụng tang lễ của con gái bà[3][14].
    • Nauny, được cho là con gái của Pinedjem I vì công chúa được chôn tại TT358 (mộ của Ahmose-Meritamun), gần lăng mộ MMA 60 của Henuttawy B và Djedmutesankh A (vợ của Djedkhonsuefankh ?), con gái và con dâu của Pinedjem I. Nauny mất ở độ tuổi 70[14].

Cai trị

Vòng cổ bằng vàng của Pinedjem I

Theo những giả thuyết sau này, Đại tư tế Piankh mất khi Pinedjem I còn khá nhỏ để kế vị ông, vì thế mà Herihor đã lên làm Đại tư tế. Sau khi Herihor qua đời, Pinedjem đã lấy lại danh hiệu[15]. Tuy nhiên, cũng có thể Herihor mới là người tiền vị của Piankh[16].

Trong thời gian cai trị của mình, Pinedjem I tăng cường quyền kiểm soát của mình đối với cả Trung và Thượng Ai Cập. Ông đã kết hôn với con gái của pharaon Ramesses XI để xây dựng mối quan hệ với hoàng gia. Khoảng năm thứ 16 của vua Smendes, Pinedjem chính thức xưng vương[17][18].

Pinedjem I cũng đã quấn lại băng vải của một số xác ướp hoàng gia thuộc Vương triều thứ 17 đến 20 và cho tái chôn cất tại ngôi mộ DB320, cũng là nơi mà xác ướp của Pinedjem được tìm thấy. Ông cũng đã cho trùng tu và bổ sung thêm nhiều đền đài dọc hai bên bờ sông Nin tại Thebes. Pinedjem cũng đã chiếm đoạt một bức tượng khổng lồ được dựng dưới thời Ramesses II tại đền Karnak. Dưới chân tượng là một công chúa Bintanath, cũng được đổi thành tên của Maatkare[19][20].

Sách tham khảo

  • Aidan Dodson (2012), Afterglow of Empire: Egypt from the Fall of the New Kingdom to the Saite Renaissance, Đại học Hoa Kỳ tại Cairo ISBN 978-9774165313
  • Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson ISBN 0-500-05128-3
  • Beatrice L. Goff (2014), Symbols of Ancient Egypt in the Late Period, Nhà xuất bản Walter de Gruyter GmbH & Co KG ISBN 978-3110801804

Chú thích

Một bức tượng shabti của Pinedjem I
  1. ^ Ralph Ellis (2010), Solomon, Pharaoh of Egypt: The capital city of the United Monarchy was Tanis in Egypt, Nhà xuất bản Edfu Books, tr.295 ISBN 978-1905815234
  2. ^ a b Michael Rice (2002), Pinudjem - Who's who in ancient Egypt, Nhà xuất bản Routledge, tr.154 ISBN 978-1134734207
  3. ^ a b Dodson & Hilton, sđd, tr.207
  4. ^ Dodson & Hilton, sđd, tr.205
  5. ^ Dodson (2012), sđd, tr.54-55 link
  6. ^ a b Dodson & Hilton, sđd, tr.206
  7. ^ Françoise Dunand & Roger Lichtenberg (2006), "Masaharta" - Mummies and Death in Egypt, Nhà xuất bản Đại học Cornell, tr.197 ISBN 978-0801444722
  8. ^ a b Dodson & Hilton, sđd, tr.202
  9. ^ a b c Dodson (2012), sđd, tr.57 link
  10. ^ Dodson (2012), sđd, tr.46 link
  11. ^ Andrzej Niwiński (1984), Three More Remarks in the Discussion of the History of the Twenty-First Dynasty, BES 6, tr.81-88
  12. ^ Aidan Dodson (2000), Monarchs of the Nile, Nhà xuất bản American University in Cairo Press, tr.156 ISBN 978-9774246005
  13. ^ Kenneth Kitchen (1996), The Third Intermediate Period in Egypt (1100–650 BC), Warminster: Aris & Phillips Limited, tr.260 ISBN 978-0856682988
  14. ^ a b “Princess Nany”. sites.google.com. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2018.
  15. ^ Karl Jansen-Winkeln (1992), Das Ende des Neuen Reiches, ZAS 119, tr.22-37
  16. ^ Goff, sđd, tr.52-53 link
  17. ^ Goff, sđd, tr.57 link
  18. ^ John H. Taylor, "Nodjmet, Payankh and Herihor: The Early Twenty-First Dynasty Reconsidered", trong: C.J. Eyre (1998), Proceedings of the Seventh International Congress of Egyptologists, 3–ngày 9 tháng 9 năm 1995, Leuven, tr.1143-1155
  19. ^ John H. Taylor (1996), Unwrapping a Mummy: The Life, Death, and Embalming of Horemkenesi, Nhà xuất bản Đại học Texas, tr.33-34 ISBN 978-0292781412
  20. ^ Robert Kriech Ritner (2009), The Libyan Anarchy: Inscriptions from Egypt's Third Intermediate Period, Nhà xuất bản Society of Biblical Lit, tr.113-116 ISBN 978-1589831742