Nguyên âm r-tính

Nguyên âm r-tính
◌˞
ɚ
ɝ
ɹ̩
Số IPA327
Mã hóa
Entity (thập phân)˞
Unicode (hex)U+02DE
X-SAMPA@`
Ảnh
Âm thanh
noicon
nguồn · trợ giúp
Bản ghi thanh phổ của [ə] và dạng r-tính [ɚ] của nó
Đoạn ghi âm để so sánh nguyên âm thường và r-tính

Trục trặc khi nghe tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn.

Trong ngữ âm học, nguyên âm r-tính, còn gọi là nguyên âm quặt lưỡi, r nguyên âm hoá hay nguyên âm r hoá) là một nguyên âm được thể hiện ở sự giảm tần số ở vùng cộng hưởng (formant) số ba.[1] Cách cấu âm nguyên âm r-tính: hoặc đầu hay mặt lưỡi quặt lên trong thời gian cấu âm nguyên âm (cấu âm quặt lưỡi), hoặc gốc lưỡi chùn lại. Ngoài ra, vùng quanh nắp họng nhiều khi được co hẹp.[1]

Nguyên âm r-tính cực kỳ hiếm nếu xét về số lượng ngôn ngữ có nó (dưới 1% ngôn ngữ trên thế giới).[1] Tuy nhiên, nó hiện diện trong hai ngôn ngữ đông người nói vào loại bậc nhất thế giới: tiếng Anh Bắc Mỹ và Quan thoại. Trong tiếng Anh Bắc Mỹ, nó hiện diện trong những từ như butter 'bơ', nurse 'y tá, điều dưỡng viên' và (với một bộ phận người nói) start 'bắt đầu'. Ngoài hai ngôn ngữ lớn trên, nguyên âm r-tính còn có mặt trong tiếng Pháp Québec, một số phương ngôn tiếng Bồ Đào Nha Brasil,[2][3][4] vài phương ngữ tiếng Đan Mạch tại Jylland, một số ngôn ngữ bản địa châu Mỹ như tiếng Serrano và tiếng Yurok tại Hoa Kỳ, tiếng Miêu La Bạc Hà tại Trung Quốc và tiếng Badaga ở Ấn Độ.

Tham khảo

  1. ^ a b c Peter Ladefoged; Ian Maddieson (1996). The sounds of the world's languages. Wiley-Blackwell. tr. 313. ISBN 0-631-19815-6.
  2. ^ (tiếng Bồ Đào Nha) Acoustic-phonetic characteristics of the Brazilian Portuguese's retroflex /r/: data from respondents in Pato Branco, Paraná Lưu trữ 2016-03-03 tại Wayback Machine. Irineu da Silva Ferraz. Pages 19–21
  3. ^ (tiếng Bồ Đào Nha) Syllable coda /r/ in the "capital" of the Paulista hinterland: sociolinguistic analysis Lưu trữ 2013-09-26 tại Wayback Machine. Cândida Mara Britto LEITE. Page 111 (page 2 in the attached PDF)
  4. ^ (tiếng Bồ Đào Nha) Callou, Dinah. Leite, Yonne. "Iniciação à Fonética e à Fonologia". Jorge Zahar Editora 2001, p. 24