Lưu Việt

Lưu Việt/Quảng Xuyên Huệ vương
劉越/廣川惠王
Vương chư hầu nhà Hán
Vương chư hầu nước Quảng Xuyên
Trị vì148 TCN – 136 TCN
Tiền nhiệmTriệu Túc Kính vương Lưu Bành Tổ
Kế nhiệmQuảng Xuyên Mục vương Lưu Tề
Thông tin chung
Mất136 TCN
Trung Quốc
Hậu duệ
Hậu duệ
Lưu Tề
Tên thật
Lưu Việt
Thụy hiệu
Huệ vương
Tước hiệuQuảng Xuyên vương
Chính quyềnNhà Hán/Nước Quảng Xuyên
Thân phụHán Cảnh Đế
Thân mẫuVương phu nhân

Lưu Việt (chữ Hán: 劉越, ? - 136 TCN), tức Quảng Xuyên Huệ vương (廣川惠王), là vương chư hầu thứ hai của nước Quảng Xuyên dưới thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Tiểu sử

Lưu Việt là con trai thứ mười của Hán Cảnh Đế, vua thứ sáu của nhà Hán, mẫu thân ông là Vương phu nhân. Hán thư không cho biết Lưu Việt chào đời năm nào.

Hè năm Hán Cảnh Đế trung nhị niên (148 TCN)[1], Lưu Việt được Hán Cảnh Đế phong làm Quảng Xuyên vương, nhập tự ở nước Quảng Xuyên. Hán thư không cho biết những việc làm của Lưu Việt lúc sinh thời cũng như lúc làm vương ở Quảng Xuyên.

Tháng 8 năm Kiến Nguyên thứ 5 (136 TCN)[2], Lưu Việt qua đời ở Quảng Xuyên, giữ tước vương 13 năm, không rõ bao nhiêu tuổi, được triều đình ban thụy hiệu là Huệ vương. Thái tử Lưu Tề nối tước vương, tức Quảng Xuyên Mục vương.

Con cái

  • Quảng Xuyên Mục vương Lưu Tề
  • Bồ Lĩnh hầu Lưu Gia
  • Tây Hùng hầu Lưu Minh
  • Tảo Cương hầu Lưu Yên
  • Tất Lương hầu Lưu Anh
  • Tham Tông hầu Lưu Tắc
  • Nghi Lăng hầu Lưu Hỉ

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Tư trị thông giám, quyển 16
  2. ^ Tư trị thông giám, quyển 17
  • x
  • t
  • s
Các đời quân chủ nước Quảng Xuyên
Lưu Bành Tổ  · Huệ vương  · Mục vương  · Lưu Khứ  · Đái vương  · Lưu Hải Dương

Vua chư hầu nhà Hán  • Tề  • Ngô  • Yên  • Bình Can  • Sở  • Triệu  • Lương  • Hoài Dương  • Lỗ  • Kinh  •  • Hà Gian  • Hoài Nam  • Lâm Giang  • Lạc Thành  • Giang Đô  • Đại  • Trường Sa  • Trung Sơn  • Quảng Xuyên  • Chân Định  • Tứ Thủy  • Lã  • Thường Sơn  • Thành Dương  • Tri Xuyên  • Tế Nam  • Tế Đông  • Giao Tây  • Giao Đông  • Tế Bắc  • Quảng Dương  • Lục An  • Hoài Dương  • Cao Mật  • Lâm Giang  • Quảng Lăng  • Định Đào  • Đông Bình  • Quảng Đức  • Lang Da  • Trần  • Bành Thành  • Nhâm Thành  • Bình Nguyên  • Cam Lăng  • Phụ Lăng  • Phái  • Đông Hải  • Bắc Hải  • Ngụy