Lưu Cánh

Lưu Cánh
刘竟
Thanh Hà vương → Trung Sơn vương (中山王)
Vương chủ chư hầu nhà Hán
Trị vì47 TCN-35 TCN
Tiền nhiệmTrung Sơn Hoài vương Lưu Tuần
Kế nhiệmTrung Sơn Hiếu vương Lưu Hưng
Thông tin chung
Mất35 TCN
Trung Quốc
Tên thật
Lưu Cánh
Thụy hiệu
Trung Sơn Ai vương (中山哀王)
Tước vị
Tước vị
Trung Sơn vương
Chính quyềnNhà Hán
Thân phụHán Tuyên Đế Lưu Tuân
Thân mẫuNhung tiệp dư

Lưu Cánh (chữ Hán: 刘竟, ? - 35 TCN), tức Trung Sơn Ai Vương (中山哀王), là chư hầu vương thứ bảy của nước Trung Sơn, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc

Lưu Cánh là con trai thứ năm của Hán Tuyên Đế Lưu Tuân, vua thứ 9 của nhà Hán, mẫu thân ông là Nhung tiệp dư. Hán thư không cho biết ông chào đời vào năm nào.

Năm Sơ Nguyên thứ hai (48 TCN), vua cha Tuyên Đế lập Lưu Cánh làm Thanh Hà vương, sang năm sau lại đổi phong là Trung Sơn vương, Nhung Tiệp dư do không còn được sủng ái nên phải theo ông về Trung Sơn quốc, làm Trung Sơn vương thái hậu.

Hán thư không cho biết gì về những việc làm của ông lúc sinh tiền cũng như lúc làm vua Trung Sơn.

Năm Kiến Chiêu thứ 4 (35 TCN), Lưu Cánh qua đời. Ông làm Thanh Hà vương 1 năm, Trung Sơn vương 13 năm, không rõ bao nhiêu tuổi và cũng không con nối dõi. Nước Trung Sơn bị phế trừ, trở lại làm một quận thuộc nhà Hán. Mẹ ông là Nhung Tiệp dư không thể về cung, đành về nhà mẹ đẻ sinh sống. Lưu Cánh được an táng ở Đỗ Lăng.

Xem thêm

Tham khảo

Chú thích

  • x
  • t
  • s
Các đời quân chủ nước Trung Sơn
  • Tĩnh vương
  • Ai vương
  • Khang vương
  • Khoảnh vương
  • Hiến vương
  • Hoài vương
  • Ai vương
  • Hiếu vương
  • Lưu Diễn
  • Lưu Thành Đô
  • Giản vương
  • Di vương
  • Giao vương
  • Mục vương
  • Tiết vương
  • Lưu Mậu

  • Vua chư hầu nhà Hán
  • Tề
  • Ngô
  • Yên
  • Bình Can
  • Sở
  • Triệu
  • Lương
  • Hoài Dương
  • Lỗ
  • Kinh
  • Hà Gian
  • Hoài Nam
  • Lâm Giang
  • Lạc Thành
  • Giang Đô
  • Đại
  • Trường Sa
  • Trung Sơn
  • Quảng Xuyên
  • Chân Định
  • Tứ Thủy
  • Thường Sơn
  • Thành Dương
  • Tri Xuyên
  • Tế Nam
  • Tế Đông
  • Giao Tây
  • Giao Đông
  • Tế Bắc
  • Quảng Dương
  • Lục An
  • Hoài Dương
  • Cao Mật
  • Lâm Giang
  • Quảng Lăng
  • Định Đào
  • Đông Bình
  • Quảng Đức
  • Lang Da
  • Trần
  • Bành Thành
  • Nhâm Thành
  • Bình Nguyên
  • Cam Lăng
  • Phụ Lăng
  • Phái
  • Đông Hải
  • Bắc Hải
  • Ngụy
Hình tượng sơ khai Bài viết nhân vật hoàng gia trong lịch sử Trung Quốc này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s