Cảng Đình Vũ

Cảng Đình Vũ còn gọi là Tân cảng Đình Vũ, hiện là khu bến cảng chính, cảng tổng hợp và cảng container của cụm cảng Hải Phòng. Cảng này nằm ở cửa sông Bạch Đằng, trên bán đảo Đình Vũ, thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Luồng vào cảng rộng trên 100 m, độ sâu trước bên luôn khoảng -8,7 m.

Việc xây dựng cảng Đình Vũ trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ năm 1999 đến năm 2005, đã xây dựng 2 cầu tàu 20 nghìn DWT. Cảng Đình Vũ được đưa vào sử dụng từ năm 2006 trong khi giai đoạn 2 bắt đầu được tiến hành. Trong giai đoạn 2 từ năm 2006 đến năm 2010, sẽ có 4 cầu tàu 20 nghìn DWT nữa được xây dựng. Đầu năm 2009, cầu tàu thứ ba và thứ tư đã được đưa vào khai thác.

Cảng Đình Vũ do Công ty Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ đầu tư và khai thác. Ngày 1 tháng 12 năm 2009, cổ phiếu DVP của công ty chính thức được giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).[1]

Theo quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt, cảng Đình Vũ sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển để đến năm 2015 có khả năng tiếp nhận tàu tới 30 nghìn DWT, đến năm 2030 có công suất bốc dỡ hàng hóa từ 18 triệu đến 20 triệu tấn mỗi năm.

Tham khảo

  • Cảng Đình Vũ cần sớm đi vào hoạt động, tăng sức hấp dẫn khu vực cảng biển Hải Phòng Lưu trữ 2007-12-18 tại Wayback Machine, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Hải Phòng.
  • Cảng Đình Vũ: Tiềm năng và lợi thế[liên kết hỏng], Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng.
  • Cảng Đình Vũ - Hải Phòng: Khởi công 2 bến mới[liên kết hỏng], Báo Diễn đàn doanh nghiệp.
  • Cảng Đình Vũ (Hải Phòng): Khơi dậy tiềm năng, Website Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Cổ phiếu Công ty Cảng Đình Vũ chào sàn HOSE Lưu trữ 2009-12-13 tại Wayback Machine, VnExpress.
  • Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chú thích

  1. ^ DVP: Niêm yết và ngày giao dịch đầu tiên[liên kết hỏng]
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến cảng sông, cảng biển, bến tàu này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Cảng biển đặc biệt
(2 cảng)
Cảng biển loại I
(15 cảng biển)
Cảng biển Quảng Ninh  · Cảng biển Thanh Hóa  · Cảng biển Nghệ An  · Cảng biển Hà Tĩnh  · Cảng biển Thừa Thiên Huế  · Cảng biển Đà Nẵng  · Cảng biển Quảng Nam  · Cảng biển Quảng Ngãi  · Cảng biển Bình Định  · Cảng biển Khánh Hòa  · Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh  · Cảng biển Đồng Nai  · Cảng biển Cần Thơ  · Cảng biển Long An  · Cảng biển Trà Vinh
Cảng biển loại II
(6 cảng biển)
Cảng biển Quảng Bình  · Cảng biển Quảng Trị  · Cảng biển Ninh Thuận  · Cảng biển Bình Thuận  · Cảng biển Hậu Giang  · Cảng biển Đồng Tháp
Cảng biển loại III
(13 cảng biển)
Cảng biển Thái Bình  · Cảng biển Nam Định  · Cảng biển Ninh Bình  · Cảng biển Phú Yên  · Cảng biển Bình Dương  · Cảng biển Vĩnh Long  · Cảng biển Tiền Giang  · Cảng biển Bến Tre  · Cảng biển Sóc Trăng  · Cảng biển An Giang  · Cảng biển Kiên Giang  · Cảng biển Bạc Liêu  · Cảng biển Cà Mau
Chủ đề liên quan
Thành phố  · Cửa khẩu · Sân bay